đang truy cập: 5
Trong ngày: 69
Trong tuần: 428
lượt truy cập: 4524184

0916606955

Bài cúng Hay , thuyết phục

 

 

Rất đẹp

Rất đẹp

 

s

Phòng thờ không giống như những căn phòng khác vì thế bạn khí thiết kế nội thất cần chú ý đến vị trí và trang trí bằng loại giấy dán tường bàn thờ phù hợp. Vị trí đặt bàn thờ nơi yên ắng chứ không nên...

 

0984679674

Rất hay-Đầy đủ.-Tôi muốn tải bài này.

 
Xem toàn bộ

Tam Thế Phật
Lượt xem: 5021

Đản Sinh: Bà hoàng Ma Gia sinh thái tử Tất Đạt Đa tại vườn Lâm Tỳ Ni cách đây 2552 năm. Nơi đó thuộc Nepal ngày nay, là coi là thánh địa Phật giáo quốc tế.

Thành Đạo: Thái tử Tất Đạt Đa giác ngộ Chính đẳng chính giác dưới cội bồ đề khi 35 tuổi, trở thành Phật. Nơi đó ngày nay là Bồ Đề Đạo Tràng, cũng là thánh địa Phật giáo quốc tế.

Chuyển Pháp Luân: Phật Thích Ca lần đầu thuyết pháp, bánh xe pháp từ đó được vận hành. Nơi đó là Lộc Uyển (vườn nai).

Nhập Niết Bàn: Sau 45 năm du hành thuyết pháp, năm 80 tuổi Phật Thích Ca qua đời tại rừng Bà La Song Thọ. Theo niềm tin Phật giáo, Thích Ca đã dời Dư ý Niết bàn để vào cõi Vô dư ý Niết Bàn, nên gọi là Nhập Niết Bàn.

Một trong những pho tượng quan trọng nhất mà chùa nào cũng có, đó là tượng Thích Ca Sơ Sinh.

Về truyền thống lịch sử, thì có bốn thời điểm quan trọng nhất của cuộc đời vị Phật Lịch sử: Đản Sinh - Thành Đạo - Chuyển Pháp Luân - Nhập Niết Bàn; 

Đản Sinh: Bà hoàng Ma Gia sinh thái tử Tất Đạt Đa tại vườn Lâm Tỳ Ni cách đây 2552 năm. Nơi đó thuộc Nepal ngày nay, là coi là thánh địa Phật giáo quốc tế.

Thành Đạo: Thái tử Tất Đạt Đa giác ngộ Chính đẳng chính giác dưới cội bồ đề khi 35 tuổi, trở thành Phật. Nơi đó ngày nay là Bồ Đề Đạo Tràng, cũng là thánh địa Phật giáo quốc tế.

Chuyển Pháp Luân: Phật Thích Ca lần đầu thuyết pháp, bánh xe pháp từ đó được vận hành. Nơi đó là Lộc Uyển (vườn nai).

Nhập Niết Bàn: Sau 45 năm du hành thuyết pháp, năm 80 tuổi Phật Thích Ca qua đời tại rừng Bà La Song Thọ. Theo niềm tin Phật giáo, Thích Ca đã dời Dư ý Niết bàn để vào cõi Vô dư ý Niết Bàn, nên gọi là Nhập Niết Bàn.

Ngày lễ Vesak, gọi là lễ Tam hợp gồm Đản Sinh, Thành Đạo, Nhập Niết Bàn được cho là cùng vào tháng 4 lịch mặt trăng (tháng này tên là Vesak theo lịch Ấn Độ). Lễ Quốc tế này năm nay được tổ chức tại Việt Nam, ngày mai (14/5) sẽ chính thức khai mạc.

Trong chùa Đại thừa, tượng phật Thích Ca là không thể thiếu. Tuy vậy, tượng Thích Ca cũng có nhiều trạng thái:

Thích Ca sơ sinh, đó là mô tả khi Phật ra đời, kết hợp thành tòa Cửu long

Thích Ca tu khổ hạnh, hay gọi là tượng Tuyết Sơn, mô tả quá trình đi tìm đạo, tu hành xác trong dãy Himalaya

Thích Ca thành đạo, Phật ngồi xếp bằng tròn, trong thế thiền định dưới gốc Bồ đề, đắc đạo chứng quả.

Thích Ca thuyết pháp, thường có một bông hoa sen trong tay, gọi là Phật niêm hoa, hoặc không có hoa sen thì giơ hai ngón tay

Thích Ca nhập Niết Bàn, tức lúc viên tịch, rời bỏ Dư ý Niết Bàn để vào Vô dư ý Niết Bàn. Tượng trong tư thế nằm nghiêng về bên phải.

Trong các chùa miền Bắc, tượng Thích Ca thành đạo hay Thuyết pháp được đặt dưới tượng A Di Đà, đứng giữa hai pho tượng khác.

- Nếu tượng Thích Ca ở giữa Ca Diếp và A Nan, hai đại đệ tử, hai vị Sơ tổ và Nhị tổ (Tổ tiếp nối Phật), thì gọi là tượng "Nhất Phật nhị Tôn giả".
- Nếu tượng Thích Ca ở giữa hai Bồ tát Văn Thù và Phổ Hiền, thì gọi là Hoa Nghiêm Tam thánh, bởi hai vị đại Bồ tát này được viết đến trong kinh Hoa Nghiêm.

 

Thành đạo

Xuất gia năm 29 tuổi, sau 6 năm tu khổ hạnh trong Tuyết Sơn rồi rời bỏ lối tu đó, vào rằm tháng 4, dưới cội Bồ đề, Tất Đạt Đa Cồ Đàm chứng quả, thành Phật.

Hình ảnh Phật thành đạo thường gắn với cội bồ đề, khi đó tượng ngồi xếp bằng, hai tay để trên chân trước bụng, giống tượng A Di Đà. Bức tranh vẽ Thích Ca thành đạo dưới gốc Bồ đề rất phổ biến, được in và treo khắp nơi. Truyền thống Nguyên Thủy như ở Lào, Thái, Cam, Miến, thì tượng Phật thành đạo lại có con rắn Naga 7 đầu che bên trên. 

Chùa cổ miền Bắc không chùa nào có tượng Phật thành đạo ngồi dưới gốc cây bồ đề cả, dưới rắn Naga thì càng không, vì như thế sẽ không còn chỗ cho các tượng khác bày phía sau. Chùa miền Trung, miền Nam thì nhiều chùa lấy hình tượng này làm chủ yếu trong chùa. 


Tượng Thích Ca Thành đạo, con rắn che trên đầu tại Thiền viện Vạn Hạnh ở Đà Lạt, dù không phải theo phái Nguyên Thủy Khmer.

Tuy vậy, ở một ngôi chùa cổ miền Bắc truyền thống cũng có thể đặt tượng Thích Ca Thành đạo, nếu tượng đó không phải để ở chính điện. Tượng Thích Ca thành đạo thường là khoác một tấm áo vắt từ vai phải sang vai trái. Theo đúng thì phải là để trần tay phải và vai phải, thế nhưng có lẽ do để dễ làm và tạo hình đơn giản hơn, nên tấm vải phủ cả hai vai.

Như pho tượng đồng nặng vài tấn này, đặt ở dưới một gốc cây cổ thụ. Giá như được cây Bồ đề thì tốt, nhưng ở đây không có sẵn bồ đề cổ thụ, nên cây muỗm này cũng đẹp vậy.

(chùa Vạn Niên ở Tây Hồ).


 

 

 

"Niêm hoa vi tiếu" là một giai thoại Phật giáo, đặc biệt trong Thiền tông, coi truyền pháp vô ngôn, lấy tâm truyền tâm.

Theo truyền thuyết, khi ấy tại núi Linh Thứu, khi Phật Thích Ca giảng pháp trước các đệ tử, Phật không nói gì. Đó là bởi pháp vốn Vô ngôn, không nói thành lời, cũng không lập văn tự, tự người ta phải tìm hiểu.

Do đó Phật cầm một cành hoa - hoa gì không rõ - đưa lên (niêm hoa). Các đệ tử không ai hiểu, chỉ có mình Ca Diếp mỉm cười (vi tiếu). Phật thấy Ca Diếp thấu được, nên truyền Chính pháp cho Ca Diếp, về sau khi Phật viên tịch thì Ca Diếp tiếp nối, trở thành Sơ tổ của các phái. Truyền thuyết này gọi là Thế tôn niêm hoa, Ca Diếp vi tiếu.

Tại chùa Việt Nam, hình ảnh Thích Ca cầm cành hoa sen bằng tay phải đưa lên trở thành quen thuộc, thể hiện sự thuyết pháp tâm truyền tâm thuộc Thiền tông. Do đó bên cạnh Tịnh độ Tông (tôn thờ A Di Đà), Thiền tông cũng có mặt trên bàn thờ.


Theo Phật, thì nơi ta đang ở là một thế giới. Một ngàn thế giới này hợp thành một Tiểu thiên thế giới; Một ngàn tiểu thiên thế giới hợp thành một Trung thiên thế giới; Một ngày trung thiên thế giới hợp thành một Đại thiên thế giới. Con số một ngàn mang tính ước lệ, có thể hiểu là rất nhiều. Tập hợp tất cả gọi là Tam thiên Đại thiên thế giới, tức là vô cùng vô tận thế giới.

Gần như tất cả các chùa ở miền Bắc đều có tượng Phật Tam Thế, và để ở vị trí cao nhất, tầng trên cùng của bàn thờ. Chùa Huế có tượng Tam thế, nhưng miền Nam thì hiếm gặp.

 



Tam Thế Phật gồm ba pho, tượng trưng cho tất cả các vị Phật trong Tam thiên đại thiên thế giới, của ba thời Quá Khứ - Hiện Tại - Vị Lai. Ba pho có kích thước bằng nhau, thường được để cao ngang nhau, nhưng cũng có trường hợp pho giữa (Hiện Tại) để cao nhất.

Vì là bậc Phật nên Tam Thế đều ngồi tòa sen. Có chùa thì ba pho giống hệt nhau, nhưng cũng có chùa ba pho khác nhau ở cách bắt ấn tay.


Phật Tam Thế chùa Bút Tháp, tác phẩm đời Lê, thế kỉ 17.

 
 

Nhập Niết Bàn

Cùng với Đản Sinh, Thành Đạo, thì sự kiện Nhập Niết Bàn của Phật Thích Ca cũng được cho là xảy ra đúng rằm tháng Tư, nên mới là Tam hợp. Sau 45 năm du thuyết khắp phía bắc Ấn Độ, Thích Ca đã 80 tuổi, nhưng vẫn đi và khất thực, nhận thức ăn từ những người cúng dường. Theo suy đoán của một số tài liệu mang tính lịch sử, thì bữa ăn cuối của Phật không được lành, món nấm bị hỏng nên làm độc nên Phật - khi đó thân thể đã quá già yếu - đã không qua được giai đoạn cuối đối với thể xác đó là Tử (Sinh - Lão - Bệnh - Tử). 

Theo Phật giáo, thì khi Thành đạo thì Phật đã đạt Niết Bàn rồi, nhưng đó là Dư ý Niết Bàn, vẫn còn thể xác ở lại cõi Sa Bà (Ta Bà) để giáo hóa. Khi trút bỏ thể xác, thì Phật vào Vô dư ý Niết Bàn. Khi đó Phật nằm nghiêng về bên phải, những đệ tử đi theo vây xung quanh, nơi đó nằm giữa 8 cái cây, mỗi phía 2 cây. 

Các đệ tử đã hỏa táng di thể theo đúng truyền thống thời đó. Hỏa táng xong thì xuất hiện các Xá Lị, là những thứ cứng rắn hơn tất thảy, không thể bị hủy hoại. Xá lị Phật do đó là vật quý hơn tất thảy các vật thể trên thế gian. Các Xá lị này đã được các vị vua phía Bắc Ấn thời đó chia nhau đưa về các nơi để lập tháp (Stupa) thờ cúng. Cho đến tận ngày nay vẫn còn nhiều nơi được cho là đang giữ Xá lị Phật thực sự, như Đại tháp Sanchi ở Ấn, That Luang ở Lào, Swedagone ở Miến, chùa Nhạn Tháp ở TQ... 

Sự thật và bản chất Xá lị của các vị sư về sau cũng còn là điều chưa giải thích được, nằm trong tấm màn huyền bí tôn giáo.
Tượng Phật nhập Niết Bàn xuất hiện ở rất nhiều chùa, là pho tượng nằm nghiêng về bên phải, tay phải đỡ đầu, tay trái xuôi theo thân. Dù thực tế lúc này Phật đã là một ông già 80 tuổi, nhưng các tượng đều mang một dáng vẻ chung của một bậc Phật: không tuổi tác, thậm chí là phi giới tính (vì vào cõi Vô sắc giới đã không còn giới tính nữa rồi).

Tượng Niết Bàn chùa Mía là một trong những pho tượng cổ đẹp nhất, phiên bản trong Bảo tàng Mỹ thuật. 


 
 
 
Bản in
 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 

LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG SƠN ĐÔNG
 Cơ Sở Sản Xuất ĐỒ THỜ TƯỢNG PHẬT PHẬT TÂM
Địa chỉ: Xã Sơn Đồng - Huyện Hoài Đức - Thành Phố Hà Nội
Điện thoại:0976 909 890
Email:tqnam.phattam@gmail.com
Website:www.phattam.com.vn

Chủ tài khoản: Tran Quang Nam - Số TK: 2202205075567 - 

Tại ngân hàng AGRIBANK - Chi nhánh Huyện Hoài Đức, Thành Phố Hà Nội