đang truy cập: 3
Trong ngày: 96
Trong tuần: 316
lượt truy cập: 4519933

0916606955

Bài cúng Hay , thuyết phục

 

 

Rất đẹp

Rất đẹp

 

s

Phòng thờ không giống như những căn phòng khác vì thế bạn khí thiết kế nội thất cần chú ý đến vị trí và trang trí bằng loại giấy dán tường bàn thờ phù hợp. Vị trí đặt bàn thờ nơi yên ắng chứ không nên...

 

0984679674

Rất hay-Đầy đủ.-Tôi muốn tải bài này.

 
Xem toàn bộ

Lượt xem: 1263

Tượng Thánh tổ

Trong một số chùa miền bắc có một pho tượng đặc biệt, mà tôi thấy miền Trung, miền Nam không hề có, đó là tượng Thánh Tổ.

Thánh tổ ở đây không phải chỉ đơn thuần là Sư tổ như các tượng ở Nhà tổ, mà còn là Thánh mang nghĩa thần thánh linh thiêng; nghĩa là các vị Thánh tổ không chỉ là Sư mà còn có phép thuật, thần thông, hộ quốc tí dân như các vị thần, thành hoàng làng, các vị thánh linh thiêng vậy.

 Tượng Thánh tổ

Trong một số chùa miền bắc có một pho tượng đặc biệt, mà tôi thấy miền Trung, miền Nam không hề có, đó là tượng Thánh Tổ.

Thánh tổ ở đây không phải chỉ đơn thuần là Sư tổ như các tượng ở Nhà tổ, mà còn là Thánh mang nghĩa thần thánh linh thiêng; nghĩa là các vị Thánh tổ không chỉ là Sư mà còn có phép thuật, thần thông, hộ quốc tí dân như các vị thần, thành hoàng làng, các vị thánh linh thiêng vậy.

Có lẽ đó là dấu tích của Mật tông, đề cao phép thuật biến hóa khi tu luyện. Mặc dù Phật giáo không đề cao phép thuật, nhưng dân gian thì thực ra rất thích điều này, và vị sư nào được coi là có phép thuật thì dễ được tôn là Thánh tổ, tôn sùng hơn cả các vị Sư tổ nữa. Các vị Thánh tổ này bên cạnh tên gọi theo Pháp hiệu Phật giáo thì còn tên thánh dân gian nữa.

Tượng Thánh tổ dễ gặp nhất là : Thánh Điềm : Minh Không - Không Lộ, thánh Láng - Từ Đạo Hạnh, thánh Bối - Bình An.

Thánh tổ

Vị thiền sư được phong Quốc sư đời Lý là Thiền sư Không Lộ, nhưng lại còn được gọi là Thiền sư Minh Không (Dương Không Lộ - Nguyễn Minh Không, chấp nhận cả hai tên đó), vì vậy còn gọi là Lý Triều Quốc sư, còn đền ở phố Lý Quốc Sư. Đền giờ đổi thành chùa.

Quốc sư Không Lộ quê ở làng Điềm, làm thuốc cứu người, tổ chức việc đúc đồng các công trình Phật giáo như Tượng Quỳnh Lâm, chuông Quy Điền, nên được dân gian thần thánh hóa thành một ông Thần đúc đồng, thánh Không Lộ, thánh Điềm.

Truyện cổ tích kể rằng sư Không Lộ tìm đến Tây Thiên học Phật, cùng Từ Đạo Hạnh và Giác Hải (sau gọi là Tam Thánh tổ), nhưng lại học được toàn các phép thuật theo kiểu Mật giáo. Không Lộ sang Tàu xin đồng đen về đúc, chỉ mang một túi nhỏ. Vua Tàu coi thường nên bảo "mình ngươi thì thích lấy bao nhiêu thì lấy"; vào kho, ông liền lấy tất cả đồng đen cho vào cái túi vải của mình mang về, khi qua sông thì thả nón xuống làm thuyền. Vua Tàu sợ quá không dám đuổi.

Không Lộ đúc quả chuông lớn, khi đánh lên tiếng vang sang tận Tàu, con trâu vàng nghe thấy tiếng mẹ gọi (vì đồng đen là mẹ của vàng) vùng chạy sang Thăng Long, lồng lộn tìm mẹ. Dấu chân Trâu vàng tạo thành sông Kim Ngưu hiện nay. Sợ rằng đánh chuông thì vàng bạc tất cả các nơi sẽ tụ về, Không Lộ ném chuông xuống Hồ Tây, trâu vàng cũng lao xuống luôn. Do đó Hồ Tây còn tên gọi là hồ Trâu Vàng. Người ta nói rằng những đêm vắng vẫn còn có thể nghe thấy tiếng chuông và tiếng trâu vọng lên từ mặt hồ.


Tượng Thánh tổ Không Lộ khoác áo vàng ngồi sau tượng Phật tại chùa Lý Quốc Sư. (hai bên là Từ Đạo Hạnh và Giác Hải, tức là Lý triều tam Thánh tổ).

 
Ở vùng Ninh Bình, quê gốc thì Thiền sư Không Lộ được biết đến với tên Nguyễn Minh Không; còn tại Thăng Long và Thái Bình, nơi ông tu đến cuối đời thì lại là Dương Không Lộ. Mặc dù hai tên khác nhau nhưng hành trạng và sự tích giống hệt nhau.

Tại Ninh Bình, Điềm Giang, núi Bái Đính được cho là nơi ông hái thuốc chữa bệnh. Truyền thuyết nói là vua Lý Thần Tông - hóa thân của Từ Đạo Hạnh - nổi điên hóa hổ, Minh Không chữa được ngay. Chùa Keo ở Thái Bình và chùa Keo ở Nam Định đều do ông dựng. Dấu tích thờ ông như một vị thánh chữa bệnh kéo dài dọc sông Hồng.

Do đó Minh Không - Không Lộ không chỉ được coi là một nhà sư, mà còn là một vị Thánh thần thông. Nơi thờ ông cũng giống nơi thờ một vị thánh, tức là để trong hậu cung, chứ không phải ở điện thờ hay nhà tổ. Một số nơi như chùa Keo, hậu cung luôn được khóa kín, chỉ đến khi lễ hội mới rước tượng ra, làm các lễ nghi như với các vị thần. 


Tượng Thánh tổ chùa Bái Đính, được thờ trong tòa điện riêng.

Bản in
 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 

LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG SƠN ĐÔNG
 Cơ Sở Sản Xuất ĐỒ THỜ TƯỢNG PHẬT PHẬT TÂM
Địa chỉ: Xã Sơn Đồng - Huyện Hoài Đức - Thành Phố Hà Nội
Điện thoại:0976 909 890
Email:tqnam.phattam@gmail.com
Website:www.phattam.com.vn

Chủ tài khoản: Tran Quang Nam - Số TK: 2202205075567 - 

Tại ngân hàng AGRIBANK - Chi nhánh Huyện Hoài Đức, Thành Phố Hà Nội